Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 14-17/11/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Thế giới loài người ngày nay đang phái đối đầu với 2 trận chiến: Thế Chiến Thứ 3 phân mảnh và Thiên tai toàn cầu. Trong hai trận chiến này, trận chiến Thiên tai nguy hiểm hơn Thế Chiến thứ 3 về nguyên tử.

Thậm chí thiên tai còn chi phối các trận chiến bởi khí hậu bất lợi cho đôi bên, bởi mất sóng, đến độ con người chẳng cần bấm nguyên tử mà nguyên tử cũng có thể bùng phát bởi động đất ngay lò nguyên tử.

Trong sứ điệp gửi tới sự kiện Hội nghị COP 29 của Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, đang diễn ra ở Baku, thủ đô của nước Azerbaijan trong thời khoảng 11-22/11/2024 Đức Thánh Cha đã bày tỏ nhận xét của ngài như sau:

1- COP 29 diễn ra trong bối cảnh xu hướng xây các bức tường giữa các quốc gia ngày càng tăng. Kinh tế thế giới phát triển không làm sự bất bình đẳng giảm, ngược lại tạo ưu tiên lợi nhuận và góp phần làm xấu đi các vấn đề môi trường. 

2- Vì thế, Đức Thánh Cha nhắc nhở các quốc gia giàu có theo chiều hướng Năm Thánh 2025 hãy xoá nợ cho các quốc gia sẽ không bao giờ có khả năng trả nợ được. Bởi vì, hơn cả vấn đề quảng đại, đây là vấn đề của công lý, đó là “nợ sinh thái” của các quốc gia phát triển. 

3- Kết thúc sứ điệp ngài đã nhấn mạnh trách nhiệm của mọi người, không thể dửng dưng, vì dửng dưng là đồng loã với bất công. Phải luôn đặt ra câu hỏi “Tôi có thể làm gì cho môi trường? Tôi có thể đóng góp gì?”. Ngày nay không còn thời gian cho sự dửng dưng nữa. Đây là thách đố của thế kỷ chúng ta.

Hiệp thông với sứ điệp của ĐTC Phanxicô và cầu cho các vị lãnh đạo quốc gia trên thế giới luôn ý thức được rằng họ được Đấng Quan Phòng Thần Linh chọn vào thời điểm lịch sử của họ là để phục vụ cho công lý và hòa bình, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình GHHT trong 4 ngày qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Kinh Truyền Tin 17/11: Điều gì qua đi và điều gì còn lại

Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ chỉ ra cho thế giới niềm hy vọng Kitô Giáo là chính Chúa

ĐTC Phanxicô mời gọi Giáo hội Ý đồng hành cùng nước Ý vượt qua sự sợ hãi và khép

Đức Hồng Y Parolin: Các vấn đề toàn cầu cần phải đối thoại

Đức Thánh Cha gặp nhóm con tin Israel được giải thoát ở Gaza

ĐTC Phanxicô: Bảo vệ sự sống là bảo vệ con người chứ không phải là bảo vệ nguyên

Đức TGM Trưởng Công Giáo Ucraina trước những lo âu về đất nước

Các Giáo hội Kitô kêu gọi các quốc gia phát triển có nghĩa vụ đạo đức đối với những

Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala

Kitô hữu tị nạn ở Gaza kêu cứu ĐTC Phanxicô: “Xin đừng bỏ rơi chúng con!"

Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số

HIỆN THẾ

Nga không kích ồ ạt mạng lưới năng lượng Ukraina, Ba Lan điều chiến đấu cơ chuẩn bị nghênh chiến

Lầu Năm Góc tiết lộ số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine

Zelensky nói chiến tranh sẽ ‘kết thúc sớm hơn’ một khi Trump làm tổng thống

Thủ Tướng Đức điện đàm với Putin về kế hoạch đình chiến

Tính toán của Thủ tướng Đức khi chủ động điện đàm với ông Putin

Ông Zelensky: Ukraine phải kết thúc chiến sự trong năm 2025

Những người Ukraine quyết bám trụ nhà cửa trước đà tiến quân của Nga

Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine bị cáo buộc làm nội gián cho Nga

Ukraine tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ, gồm cả vùng Nga đã sáp nhập

Ông Zelensky: Tổng thống Trump sẽ giúp xung đột kết thúc sớm hơn

Chiến tranh Ukraina : Thủ tướng Đức lần đầu điện đàm với tổng thống Putin, kêu gọi Nga đàm phán hòa bình

Điện đàm Scholz-Putin : Ukraina bất bình, truyền thông Đức phản ứng trái chiều

Xâm lược Ukraine, Apple cắt buôn bán, dân Nga kéo nhau qua Hồng Kông mua iPhone

Ukraine muốn 'giải phóng' toàn bộ lãnh thổ, gồm cả Crimea và Donbass

Ukraine rút lui chiến thuật, giăng bẫy đánh lừa Nga ở Kursk

Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraina nếu Donald Trump khởi xướng

Ông Trump tuyên bố: Chiến sự Nga - Ukraine phải dừng lại!

"Quân bài" Ukraine có thể dùng để thuyết phục Tổng thống đắc cử Trump

Ngoại trưởng Nga thừa nhận gặp khó khi công du

Nhà riêng Thủ tướng Israel bị trúng pháo sáng

Lầu Năm Góc "sốc" vì kho vũ khí của Houthi

Israel có thể từng tấn công vào cơ sở hạt nhân tuyệt mật của Iran

Iran ủng hộ Lebanon đàm phán ngừng bắn với Israel

Quyền lực tuyệt đối trong tay đảng Cộng Hòa, Mỹ có nguy cơ trở thành nền dân chủ « phi tự do » ?

Tại thượng đỉnh APEC, nguyên thủ Mỹ, Trung Quốc dự báo "thay đổi", "xáo động"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : Đài Loan và Biển Đông là hai trong số những lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt qua

COP29: Đàm phán tài trợ chống biến đổi khí hậu có nguy cơ thụt lùi do thay đổi chính trị thế giới

Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA tuyên bố ủng hộ nhà báo Phạm Chí Dũng

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Người trẻ Việt miệt thị cờ VNCH tại bảo tàng quân sự là yêu nước hay cực đoan, thù hận?


Kinh Truyền Tin 17/11: Điều gì qua đi và điều gì còn lại

Trưa Chúa Nhật ngày 17/11, sau khi dâng Thánh Lễ tại Đền thờ thánh Phêrô nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thức 8, Đức Thánh Cha đã đến cửa sổ Dinh Tông Toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc kinh, ngài đã có một bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật thứ 33 thường niên.

Vatican News

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chúc Chúa Nhật tốt lành!

Trong Tin Mừng Phụng Vụ hôm nay, Chúa Giêsu mô tả một cơn hoạn nạn: “Mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng” (Mc 13,24). Đối mặt với cơn thống khổ này, nhiều người có thể nghĩ đến ngày tận thế, nhưng Chúa nhân cơ hội này đưa ra cho chúng ta một cách giải thích khác: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ không qua đâu” (Mc 13,31).

Chúng ta dừng lại ở diễn tả này: điều gì qua đi  điều gì còn lại.

Trước hết, điều gì qua đi. Trong một số trường hợp của cuộc sống, khi chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng hoặc gặp một thất bại nào đó, hoặc khi chúng ta nhìn thấy nỗi đau do chiến tranh, bạo lực, thiên tai xảy ra xung quanh, chúng ta có cảm giác rằng mọi thứ đang đi đến hồi kết, và chúng cảnh báo chúng ta rằng ngay cả những điều tốt đẹp nhất cũng sẽ qua đi. Tuy nhiên, những khủng hoảng và thất bại vẫn quan trọng, dù nó đau đớn, bởi vì chúng dạy chúng ta phải coi trọng mọi thứ, không gắn chặt trái tim mình với những thực tại của thế giới này, bởi vì chúng sẽ qua đi: chúng sẽ tàn lụi.

Đồng thời Chúa Giêsu nói với chúng ta về điều gì còn lại. Mọi sự đều qua đi, nhưng lời Người sẽ không qua đi: Lời Chúa Giêsu còn lại mãi mãi. Do đó, Người mời gọi chúng ta hãy tin vào Tin Mừng, trong đó có lời hứa về ơn cứu độ và sự sống vĩnh cửu, và không còn phải sống trong nỗi thống khổ của sự chết nữa. Thực ra, trong khi mọi sự trôi qua, Chúa Kitô vẫn ở lại. Trong Chúa Kitô, một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm lại được những điều và những người đã qua đi và những người đã đồng hành cùng chúng ta trong hành trình trần thế. Dưới ánh sáng của lời hứa phục sinh này, mọi thực tại đều mang một ý nghĩa mới: mọi thứ đều chết và một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ chết, nhưng chúng ta sẽ không mất bất cứ điều gì mà chúng ta đã xây dựng và yêu thương, bởi vì cái chết sẽ là khởi đầu của một cuộc sống mới.

Anh chị em thân mến, ngay cả trong những hoạn nạn, khủng hoảng, thất bại, Tin Mừng mời gọi chúng ta nhìn vào cuộc sống và lịch sử mà không sợ mất đi những gì kết thúc, nhưng vui với những gì còn lại. Chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa chuẩn bị cho chúng ta một tương lai của sự sống và niềm vui.

Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta gắn bó với những thứ trần thế đang qua đi, chóng vánh, hay với Lời Chúa vẫn trường tồn và dẫn đưa chúng ta về cõi trường sinh? Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi này, nó sẽ giúp chúng ta.

Và chúng ta cùng cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Rất Thánh: Đức Maria, Đấng đã hoàn toàn phó thác cho Lời Chúa, để chuyển cầu cho chúng ta.

----

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc rằng, hôm nay chúng ta cử hành Ngày Thế giới Người nghèo, với chủ đề là “Lời cầu nguyện của người nghèo vang lên tới Chúa” (Hc 21,5). Ngài cám ơn những sáng kiến tại các giáo phận để liên đới với những người thiệt thòi nhất. Và trong ngày này, “chúng ta cũng nhớ đến tất cả các nạn nhân trên đường: chúng ta cầu nguyện cho họ, cho gia đình của họ, và dấn thân ngăn ngừa tai hoạ này”.

Đức Thánh Cha cũng nhớ đến tất cả các ngư dân, nhân dịp Ngày Đánh cá Thế giới, được cử hành vào Thứ Năm này: Xin Đức Maria, Sao Biển, xin bảo vệ các ngư dân và gia đình của họ.

Cuối cùng ngài xin mọi người cầu nguyện cho hoà bình ở Ucraina, Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar và Sudan. Ngài nhấn mạnh: “Chiến tranh khiến chúng ta trở nên vô nhân đạo, khiến chúng ta dung túng những tội ác không thể chấp nhận được. Các chính phủ phải lắng nghe tiếng kêu của người dân yêu cầu hòa bình.